Hiện đã có 458 người Việt Nam được gọi là triệu phú đô-la, với giá trị tài sản ròng mỗi người từ 30 triệu đô trở lên (khoảng 700 tỷ đồng)…
Theo báo cáo Thịnh Vượng 2020 (The Wealth Report 2020) của công ty tư vấn Knight Frank, số lượng người siêu giàu tại Việt Nam tiếp tục tăng nhanh, trong năm 2019 đã tăng 7% so với năm trước đó.
TẦNG LỚP GIÀU CÓ CỦA VIỆT NAM VÀ NHU CẦU BẤT ĐỘNG SẢN HÀNG HIỆU
Ngoài số người được gọi là siêu giàu này, tầng lớp giàu có khác tuy có tổng tài sản ít hơn một chút nhưng vẫn được xem là những người rất giàu. Họ trong độ tuổi chín muồi của sự nghiệp, trên dưới bốn mươi, được sinh ra và trưởng thành khi Việt Nam đã thống nhất và nền kinh tế dần phát triển.
Lớp người thành đạt này được nuôi dưỡng bằng lòng khao khát vươn lên thông qua con đường học hành, được gia đình và xã hội tạo mọi điều kiện để đi du học và cọ sát với môi trường quốc tế phong phú. Họ rèn luyện bản thân ngày càng sắc bén hơn, hội đủ mọi tố chất để thành công và tạo dựng được một tài sản đáng mơ ước.
Đối với lớp người Việt Nam tinh hoa này, tài sản không phải là tất cả, theo quy luật của tháp nhu cầu Maslow, điều giúp họ liên tục phát triển là khát vọng được xã hội Việt Nam công nhận thành quả đóng góp của họ. Hơn nữa, với thành quả đạt được, họ còn khao khát danh tiếng mình tạo dựng phải vượt ra khỏi biên giới, được cả thế giới công nhận và nể phục.
Đối với tầng lớp giàu có thành đạt này của Việt Nam, cuộc sống cao cấp không chỉ dừng lại ở bản chất của sự xa xỉ, mà bất cứ những gì thuộc về nhu cầu tiêu dùng, từ các mặt hàng thiết yếu, đến xe cộ và nhà ở, đều phải có sự chăm chút, tinh tế và có giá trị về mặt tinh thần.
Hiện tại nhu cầu về nhà ở của tầng lớp này rất cao, nhưng họ không còn quan tâm đến những dự án cao cấp thông thường, mà cần một nơi thật sự tạo ra phong cách sống tinh tế, nơi bản thân và gia đình có một cộng đồng sinh sống xung quanh cùng đẳng cấp.
Trên thế giới, cộng đồng giàu có thành đạt thường ưu chuộng dòng ultra-luxury của bất động sản. Thường là branded-residences (bất động sản hàng hiệu).
Branded-residences được định nghĩa một cách dễ hình dung nhất là một dự án nhà ở được thiết kế và vận hành theo tiêu chuẩn chất lượng của một thương hiệu siêu sang, thường là từ một thương hiệu khách sạn siêu sang. Cư dân sống trong một tòa nhà branded-residences đồng nghĩa với việc được tận hưởng mọi dịch vụ siêu sang như đang trong khách sạn từ năm sao trở lên. Và vì thế, cộng đồng sinh sống chung trong tòa nhà cũng là những người cùng đẳng cấp.
BẤT ĐỘNG SẢN HÀNG HIỆU LỚN NHẤT THẾ GIỚI ĐÃ XUẤT HIỆN Ở VIỆT NAM
Mới đây tại Tp.HCM, thành phố phát triển nhất Việt Nam, thương hiệu khách sạn Marriott International đã chính thức bước vào hành trình kiến tạo nên dòng sản phẩm bất động sản siêu sang khi ký kết hợp tác với một nhà phát triển bất động sản Việt Nam. Marriott International là đơn vị phát triển bất động sản hàng hiệu (Branded Residences) lớn nhất trên toàn thế giới, đang vận hành các dự án tại 17 quốc gia và vùng lãnh thổ khác và đang mở rộng danh mục đầu tư quốc tế.
Điều này đã chính thức tạo một cột mốc quan trọng của quốc gia: đánh dấu sự hiện diện tầm cỡ của Việt Nam trên bản đồ bất động sản siêu sang thế giới.
Đối chiếu qua các quốc gia trong khu vực, nền kinh tế luôn song hành với bất động sản. Khi có một biểu tượng bất động sản xuất hiện, cả nền kinh tế sẽ được thừa hưởng và tạo dựng nên vị thế quốc gia. Một trong những ví dụ cụ thể nhất là Marina Bay Sand (Singapore), tháp Petronos (Malaysia), khách sạn Ritz Carton (Thái Lan). Đây là minh chứng cho thấy nền kinh tế Việt Nam đã đạt đến độ chín muồi để đủ điều kiện phát triển dòng bất động sản siêu sang. Điều này sẽ tạo ra nhu cầu của thị trường, thu hút càng tích cực hơn nữa đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cho nhu cầu đầu tư và tích sản.
Vneconomy